Theo đó, đối tượng kiểm tra gồm các phòng chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND phường; Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các phòng chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND phường.
Nội dung kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo phân công, phân cấp; công tác bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Việc thực hiện các quy định về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công đối với cá nhân, tổ chức trong đó tập trung kiểm tra việc giải quyết hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc thực hiện các quy định liên quan đến công tác tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn thư. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; công tác đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ; Chỉ thị số 24- CT/TU ngày 07/08/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội. Và công tác tuân thủ nội quy, quy chế của cơ quan; thực hiện các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc phường theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 và số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội.
Cũng theo kế hoạch, UBND phường sẽ thành lập Tổ kiểm tra công vụ tiến hành kiểm tra theo sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND phường hoặc theo thông tin phản ánh, kiến nghị của truyền thông, dư luận, tổ chức, cá nhân. Hoặc Tổ kiểm tra công vụ kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra có thông báo trước về nội dung, đối tượng kiểm tra.
Thông qua hoạt động kiểm tra để đánh giá những ưu điểm, mặt tích cực; đồng thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ, góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề xuất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý; chú trọng việc triển khai các công việc sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp./.